Người Sa Đéc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Sa Đéc Xưa và Nay... Sa Đéc của Bạn Bè và Thân Hữu
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Cuộc sống người Việt ở Mỹ bắt đầu như thế nào?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Posts : 353
Join date : 14/02/2017

Cuộc sống người Việt ở Mỹ bắt đầu như thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Cuộc sống người Việt ở Mỹ bắt đầu như thế nào?   Cuộc sống người Việt ở Mỹ bắt đầu như thế nào? I_icon_minitimeFri Oct 20, 2017 12:12 am

Cuộc sống người Việt ở Mỹ bắt đầu như thế nào?

Cuộc sống người Việt ở Mỹ bắt đầu như thế nào? 71-1

Những năm đầu (1975 – 1985), phần lớn người Việt Nam khi tới Mỹ đều được hội đoàn hay nhà thờ đứng ra bảo lãnh hỗ trợ cũng như được hưởng quy chế khá cao nhất là những gia đình có con em nhỏ dưới 18 tuổi. Khi đó họ chẳng cần phải lo lắng, cứ từ từ tìm hiểu, học hỏi để hội nhập, mọi thứ đã có chính phủ Mỹ lo.

Đến từ một đất nước nghèo, nhu cầu vật chất cuộc sống còn ở mức tối thiểu, nên ai cũng hài lòng với hiện tại nhất là thời điểm đó, nhìn quanh người Việt ai cùng nghèo như nhau, chẳng ai giàu hơn để so sánh.

Ngày mới qua Mỹ, ai cũng ao ước có nhu cầu sống tối thiểu nhưng khát vọng con người ngày càng thăng tiến, người Việt cũng không ngoại lệ. Sau nhiều năm hội nhập cuộc sống của người Việt ở Mỹ không còn cách biệt với người bản xứ, có thể có phần nổi trội hơn. Vì người Việt vốn rất chịu khó, họ bỏ công, bỏ của ra để đầu tư cho con cái học hành nên sau nhiều năm có thể thấy thành quả một cách rõ ráng. Có thể nói là đáng ngưỡng mộ.

Cuộc sống người Việt ở Mỹ bắt đầu như thế nào? Cuoc-song-nguoi-viet-o-my-bat-dau-nhu-the-nao-cuocsongomy-com_1
Ngôn ngữ và chiếc xe là chìa khóa mở đầu cho cuộc sống tại Mỹ

Thành phần những người Việt mới qua Mỹ định cư sau này hầu hết là đi theo quy chế di dân, bảo lãnh như cha mẹ bảo lãnh con, anh em bảo lãnh lẫn nhau, chồng bảo lãnh vợ, do vậy điều kiện vật chất đỡ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có không ít người thiếu kiến thức tối thiểu cho một cuộc sống ở hải ngoại, không lường trước được những khó khăn sẽ xảy ra, dẫn đến suy sụp tinh thần.

Dưới đây là những bước bắt buộc bạn cần phải có để chuẩn bị cho một cuộc sống mới tại Mỹ:

- Bạn phải mất vài ngày để làm giấy tờ, hợp thức hóa thủ tục cho một cuộc sống ở Mỹ, thẻ căn cước, thẻ y tế, xin nhập học cho con cái (nếu có).
- Bạn sẽ ở nhà người thân hoặc ở tạm một thời gian cho đỡ tốn kém hoặc bạn thuê nhà.
- Nếu bạn có vốn mang theo thì bạn nên trảnh thủ học tiếng Anh, dù không nhiều nhưng ít nhất cũng nghe được, nói được để kiếm việc làm.
- Quan trọng hơn là bạn phải học lái xe. Nhờ người quen mua giúp một chiếc xe dù là mới hay cũ, tùy theo khả năng của bạn, đây là chuyện bắt buộc vì không ai có thể đưa đón bạn mỗi ngày.
- Ngôn ngữ và chiếc xe là chìa khóa mở đầu cho cuộc sống tại Mỹ, ngày nào chưa có 2 thứ này thì cuộc sống của bạn còn bế tắc.
- Nếu bạn là người vô sản thì phải chấp nhận làm bất cứ công việc nào để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Cuộc sống người Việt ở Mỹ bắt đầu như thế nào? Cuoc-song-nguoi-viet-o-my-bat-dau-nhu-the-nao-cuocsongomy-com_2
Little Sài Gòn – Khu mua sắm của người Việt tại California, Mỹ

Mỗi lần quyết định đi hay ở đều không phải là quyết định đơn giản. Những người Việt qua Mỹ từ nhiều năm trước, họ không có sự lựa chọn nên dù thế nào cũng phải cắn răng, kiên trì đạp đỗ mọi khó khăn, trở ngại. Vì thế những gì họ đã vượt qua và thành công như ngày hôm nay sẽ gấp vạn lần hoàn cảnh hiện tại của bạn. Còn hiện tại, bạn lợi thế hơn họ rất nhiều. Bạn có người thân bên cạnh hướng dẫn, hỗ trợ, cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã vững mạnh, bạn sẽ bớt đi cảm giác lạc lõng, bơ vơ. Tuy nhiên, sự nổ lực phấn đấu của bản thân không ai có thể thay thế bạn.

Những quyền lợi bạn được hưởng từ Chính phủ:

- Con dưới 18 tuổi sẽ vào học ở trường gần nhà, có xe bus đưa đón, ăn miễn phí tại trường. Có thể được cho vào lớp đặc biệt thời gian đầu để củng cố tiếng Anh.
- Con trên 18 tuổi có thể ghi danh nhập học ở trường cao đẳng địa phương (sau 1 năm có thể xin tiền "financial aid" tùy theo thu nhập của gia đình). Có thể vừa học vừa làm. Tùy theo khả năng có thể học lên đại học 4 năm để lấy bằng cử nhân.
Nếu không có thu nhập hoặc thu nhập thấp thì tất cả đều được miễn phí. Hầu hết ai cũng được chính phủ tài trợ xin học bổng.
- Ngoài tiền học phí, sách vở do chính phủ giúp, miễn hoàn trả, nếu đủ điều kiện, bạn có thể nộp đơn vay tiền từ chính phủ, giúp hỗ trợ sinh sống để có thể học toàn thời gian.
- Trẻ em dưới 18 tuổi, người già trên 65 tuổi được trợ cấp y tế toàn phần của chính phủ (medicaid hoặc medical), và còn có thể xin thêm được food stamps (trợ cấp thực phẩm).
- Những người trên 18 tuổi hoặc dưới 65 tuổi, thu nhập thấp sẽ xin được trợ cấp y tế bán phần của chính phủ, như ở Texas có chương trình "Gold card" mà người Việt mình hay gọi là "thẻ vàng". Mỗi tiểu bang có những chương trình và tên gọi khác nhau. (Những người mới nhập cư, hầu hết đủ điều kiện được hưởng vì chưa có thu nhập).

Nước Mỹ chưa bao giờ tự phong đất nước mình là "thiên đường", đó chỉ là những cảm nhận của đại đa số những người yêu nước Mỹ ưu ái dành tặng mà thôi. Thiên đường hay địa ngục còn tùy thuộc vào khả năng của bạn, cách mà bạn cảm nhận. Thật ra đất Mỹ cũng có ưu, có khuyết cũng có những điều tầm thường như mọi nước khác. Nhưng có một điều chắc chắn rằng nơi này dành cho bạn và giới trẻ có cơ hội tiến thân. Chỉ là bạn có chịu nắm bắt hay không mà thôi!

Theo cuocsongomy.com
Về Đầu Trang Go down
https://nguoisadec.forumvi.com
 
Cuộc sống người Việt ở Mỹ bắt đầu như thế nào?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ai về Bình Định mà coi ... con gái cũng biết "Độc cước song lông"
» Ông giáo sư dạy Sử và cuộc chiến Việt Nam
» Cẩm nang ứng xử cho người Bắc khi chuyển vào sống ở miền Nam
» Không có thay đổi về cấp thị thực cho người Việt
» Đời người chỉ gói gọn trong 10 điều, hiểu được những điều này cuộc đời của bạn nhất định sẽ thảnh thơi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Người Sa Đéc :: Đời Sống :: Sức Khỏe & Kinh Nghiệm Sống-
Chuyển đến